News

Hoàng Minh Châu 04/03/2021
Từ 'đơn đặt hàng' của một lãnh đạo hải quân Việt Nam, nay là lãnh đạo Bộ Quốc phòng, những chai bia mang tên hai huyện đảo vô cùng ý nghĩa của Việt Nam: Hoang Sa special và Truong Sa special đã chính thức ra mắt vào tối 19-1 ở TP.HCM. Trên thế giới, Nhật Bản có bia Sapporo và Kirin gắn với tên hai hòn đảo nổi tiếng, Trung Quốc cũng có bia Shingtao - Thanh Đảo. Vậy tại sao Việt Nam không có loại bia mang tên Hoàng Sa và Trường Sa? Không chỉ đem đến thị trường hương vị bia thủ công thượng hảo mà thương hiệu bia này còn kể những câu chuyện lịch sử dân tộc theo một cách khác. Bia công nghệ Đức nhưng phải vị của người Việt Ông Trần Song Hải, giám đốc công ty TNHH Seefahrer Premium Beer, một trong những nhà sản xuất craft bia (bia thủ công) hàng đầu tại Việt Nam, cho biết từ đề bài được đặt ra ấy, ông gặp gỡ các chuyên gia quốc tế, tư vấn chọn ra loại bia phù hợp với người Việt Nam. Đó là đề bài không dễ khi tìm một hương vị bia phù hợp với văn hoá ẩm thực của người Việt, vừa dung hoà được ẩm thực phương Tây. Và các chuyên gia người Đức đã bắt tay làm được điều ấy sau 7 tháng ấp ủ, với 5 mẻ thử khác nhau để cuối cùng đã cho ra được hương vị bia đậm đà, thanh dịu với Abv 5,8%, phù hợp với số đông người Việt mang tên bia thủ công Hoang Sa special và Truong Sa special. "Có rất nhiều cơ duyên đưa tôi đến với sản phẩm bia mang tên đảo của Việt Nam và quyết định chọn Hoàng Sa, Trường Sa để đặt tên cho dòng bia tâm đắc nhất là một sự biết ơn, ghi nhớ về lịch sử, nơi cha ông cống hiến quãng đời binh nghiệp", ông Trần Song Hải - giám đốc công ty TNHH Seefahrer Premium Beer - cho biết. Chọn đêm đặc biệt 19-1 để ra mắt, bia Hoang Sa special và Truong Sa special đã đón rất nhiều vị khách mời đặc biệt đến dự, cùng thưởng thức và ôn lại những câu chuyện giữ lấy tấc đất, tấc biển của những anh hùng năm xưa. Nhờ kỹ thuật lên men bia hai lần nên lượng đường còn lại trong bia rất thấp. Với dòng thủ công cao cấp, điều kiện uống ngon nhất là khi bảo quản lạnh nhưng các chuyên gia cũng tính toán, với thói quen của người Việt nếu bỏ đá vào uống cùng vị bia cũng không bị nhạt đi quá nhiều. Từng là cổ động viên nhiệt huyết của môn thể thao vua, ông Trần Song Hải thấy rằng bia là thức uống có tính kết nối rất cao, thậm chí cũng có thể xem là biểu tượng cho ngôn ngữ không biên giới. "Tôi đi cổ vũ cho bóng đá Việt Nam ở nhiều nước, lúc vui nâng ly ăn mừng, mọi người rất hạnh phúc. Và đến khi thua trận, cảm giác chán chề vì thất bại, cũng nhờ cái cụng ly bia mà trở nên nhẹ nhõm hơn. Nó lý giải vì sao nhiều quốc gia say mê bia như vậy", ông Hải chia sẻ. Có lần, khi được tham gia vào một chuyến thăm lịch sử của đội tàu sân bay của Mỹ cập cảng Đà Nẵng, ông Trần Song Hải trong vai trò tổng giám đốc Công ty TNHH Công nghệ xanh DP (GreenlinesDP), cung cấp tàu dân sự trung chuyển cho những vị khách Mỹ, đã đem ra mời những người bạn loại bia do chính mình sản xuất, ai cũng tấm tắc khen ngon và sau những lần cụng bia, câu chuyện trở nên thoải mái, gần gũi hơn. "Bia đã rút ngắn khoảng cách, giúp mọi người nhắc nhớ nhau nhiều hơn và nhớ về một loại bia ngon được uống ở Việt Nam", ông Hải kể lại. Sau lần ấy, ông càng quyết tâm cho ra một loại bia ngon, đẳng cấp gắn với tên Việt Nam. Craft beer Hoang Sa special và Truong Sa special là loại bia thủ công thượng hạng Golden Ale và Trappist ale, có màu vàng óng ánh.  Bia sử dụng malt (lúa mạch) và hop (hoa bia) từ bang Bavaria, Đức. Bia thủ công có hương thơm ngào ngạt và mùi vị dịu nhẹ, đậm chuẩn vị Đức. Do được sản xuất phục vụ cho người Việt, hương vị bia được điều chỉnh để làm sao phù hợp với các món ăn thuần Việt, thịt gia cầm và hải sản. Những câu chuyện trên chiếc nhãn chai "Ủa, bia gì mà yêu nước quá vậy?". Đó là phản ứng của nhiều người khi lần đầu tiên nhìn thấy chai bia. Với gam màu đỏ nóng, hình ảnh nhân vật lịch sử đặc trưng của Việt Nam, nhãn của chai bia Hoang Sa special và Truong Sa special được Trung tâm phát triển thương hiệu đặc sản quốc gia phát triển. Bao bì cũng là một câu chuyện ý nghĩa về lịch sử, gắn với những sự kiện diễn ra liên quan đến cuộc chiến bảo vệ chủ quyền Hoàng Sa năm xưa. Hãng muốn đầu tư vào nhãn và bao bì thật đẹp để khi uống mọi người sẽ lưu giữ những chiếc chai bia lại làm kỷ niệm. "Trên vỏ chai bia Hoang Sa có một tấm bảng, là lệnh của vua Gia Long sai thủy quân và đội Hoàng Sa đi thuyền ra để thăm dò, đo đạc thủy trình Hoàng Sa, khẳng định chủ quyền của Việt Nam với hòn đảo này từ xa xưa. Các chữ viết này là chữ Nôm", ông Hải say sưa kể. Sự tinh tế, chăm chút, đặc cả tâm hồn của những người thực hiện còn thể hiện ở hình ảnh chiếc tàu xa xa trên nhãn chai. Đó là hình ảnh con tàu HQ-505 trong trận chiến năm 1988 khi trúng đạn sắp chìm, các chiến sĩ Việt Nam đã dũng cảm lao lên bãi cạn đảo Cô-lin, giữ được hòn đảo cho Tổ quốc. Những sự kiện về cuộc chiến năm xưa được tái hiện qua bức tranh, qua lời kể của một con người có nhiều nặng nợ với biển đảo Việt Nam. Nhanh chóng được đón nhận Điều thú vị là đến nay, dù mới chào sân thị trường nhưng bia được nhiều hệ thống nhà hàng, cửa hàng tiện lợi đón nhận. "Có chuỗi nhà hàng Hong Kong, Trung Quốc đã đặt hàng để đưa vào hệ thống. Thậm chí một doanh nhân nước ngoài khi nghe được câu chuyện về bia Hoang Sa special và Truong Sa special đã chủ động liên hệ để muốn được phân phối tại thị trường Trung Quốc. Đến nay, nhiều đơn vị, ban ngành của TP.HCM cũng ủng hộ và lựa chọn loại bia này để dùng trong mùa Tết năm nay. Những sản phẩm tốt, chất lượng gắn với những câu chuyện lịch sử, giúp những Việt trẻ hôm nay tìm hiểu và nhớ về lịch sử. "Cái tôi đau đáu nhất là muốn đóng góp nhiều hơn cho vùng biển Việt Nam, có thêm nhiều con tàu cao tốc vươn ra biển lớn, rút ngắn các khoảng cách giữa đảo Việt Nam, cùng hỗ trợ lực lượng biển đảo bảo vệ vùng trời Tổ quốc", ông Hải tâm sự. Nguồn: Báo Tuổi Trẻ
READ MORE
Hoàng Minh Châu 25/01/2021
Từ yêu cầu ngắm nhìn thành phố trên chuyến tàu cao tốc, từ đó bày tỏ cảm xúc và suy nghĩ của mình về mảnh đấy này. Em Lê Thảo Nguyên, học sinh Trường THCS Hoa Lư (quận 9) với góc nhìn khá đặc biệt, đã giành giải nhất Văn hay chữ tốt khối 8-9. Dưới đây là bài dự thi của em: “ Sài Gòn đẹp lắm ! Sài Gòn ơi…Sài Gòn ơi…” Sài Gòn trong tôi đơn thuần, mộc mạc với những tiếng rao trở thành kí ức:” Bánh mì Sài Gòn thơm ngon, 2 ngàn 1 ổ”. Sài Gòn trong tôi sắc màu, nhộn nhịp nơi đường phố, xóm chợ, ngôi trường, vỉa hè than thương. Sài Gòn trong tôi chân phương, mến khách, những giọt mưa nghiêng nghiêng, lách mình trong khoảng không gian khiêm tốn của những tòa nhà chọc trời. Sài Gòn trong tôi quen thuộc, lại khó quên? Nhưng rồi, tôi nhận ra “ Có một Sài Gòn xanh bao quanh Sài Gòn đô thị  Có một Sài Gòn bình yên nằm giữa Sài Gòn ồn ào, náo nhiệt! ” Đó là khi, tôi có “ Một góc nhìn khác về thành phố tôi yêu! “ “ Một góc nhìn khác về thành phố tôi yêu! “ Trên tuyến tàu thủy đường sông, chúng tôi những con người cùng một tình yêu Sài Gòn, niềm đam mê Văn chương, xuất phát từ bến Bạch Đằng, xuôi theo dòng sông Sài Gòn than thương tham gia chuyến du ngoạn để ngắm nhìn thành phố từ một góc khác. Đi! Tôi thu cả một góc lớn Sài Gòn trong tầm mắt! Là thay đổi lăng kính, góc nhìn, thay đổi về cảm xúc, suy nghĩ trong trái tim tôi. Để rồi, tôi chinh phục! Tìm về thiên nhiên giữa Sài Gòn đô thị, nghĩ về quá khứ giữa hiện tại bình yên! Sài Gòn hiện đại – Sài Gòn thiên nhiên! Chân vịt quay, chia đôi dòng nước, chuyến tàu thủy đưa chúng tôi dần rời xa bến. Từ giữa lòng sông, tôi ngây người trước quang cảnh của vùng đất ngỡ như thân quen, mà giờ đây thật mới lạ theo góc nhìn này. Một Sài Gòn phồn hoa, với những ngã tư nối nhau, nhửng góc phố rộn rang, tiếng còi xe inh ỏi, dòng người tấp nập lùi về sau, nhường chỗ cho một vùng song nước mênh mông, mà cuối tầm nhìn là những tòa nhà chọc trời của quận 7, tựa như nhịp sống mới, hiện đại, văn minh. Thấy! tôi thấy những tia nắng sớm, mạ vàng trên mặt sông thân thương, những rặng cây hai bên bờ kè um tùm, xanh mướt. Đề rồi, khi và chỉ khi thay đổi góc nhìn tôi mới nhận ra…Hẳn là: “ Có một Sài Gòn xanh bao quanh Sài Gòn đô thị “ Một Sài Gòn xanh giữa dòng sông Sài Gòn. Một Sài Gòn cây xanh bóng mát, âm vang tiếng hát, thấp thoáng những tòa cao ốc Quận 2, Chuyến tàu chúng tôi ngắm chào bao tàu hàng cập bến, nhấp nhô sóng nước, lòng người lâng lâng. Trái tim tôi chợt rung động! Rằng khi ấy, tôi chợt nhận ra: “ Khi nhắc về Sài Gòn, người ta thường nghĩ ngay đến phố xá hiện đại, chân tình, sự tmen61 khách; mà tôi ít nghe, người ta lãng quên, thay đổi góc nhìn để cảm nhận vẻ đẹp đến nao lòng của Sài Gòn sông nước, Sài Gòn kênh rạch, cho ta thương, cho ta nhớ! “Ngắm nhìn mảng xanh hai bên dòng nước, tôi hiểu: Cây xanh có vai trò quan trọng cho đời sống con người và đô thị! Cây quang hợp, cung cấp oxy, tạo bóng mát,…và đối với con người Sài Gòn, cây xanh làm giàu kí ức, là biểu tượng của những kỉ niệm. Tôi hiểu, giữa dòng không gian hiện đại của Sài Gòn cũng hiện diện những nét vẽ, khúc nhạc của thiên nhiên tươi mát. Đằng xa xa, tôi thấy cột cờ Thủ Ngữ vừa được khánh thành, trở thành di tích lịch sử quốc gia (Quận 1). Hình ảnh lá cờ đỏ, sao vàng bay phấp phới giữa khí trời trong lành, tươi xanh, gợi trong tôi bao điều…, bao cảm xúc khó quên. Thay đổi góc nhìn, tôi chinh phục, vượt qua bức tường chắn giữa Sài Gòn hiện đại và Sài Gòn thiên nhiên, để nhận ra: “ Thật hạnh phúc cho những ai có dòng sông để nhớ… Có bến nước, ngõ phố, nghĩ mà thương! “ Sài Gòn tôi yêu! Quá khứ lịch sử - Hiện tại bình yên! Có ngắm nhìn thành phố từ một góc khác…Tôi mới hiểu: “ Thành phố tôi yêu năm xưa héo khô cuộc đời Thành phố tôi yêu năm xưa mất bao nụ cưới” Đi thêm một chút, tôi bắt gặp hình bóng bến cảng Nhà Rồng – nơi Bác Hồ kính yêu ra đi tìm đường cứu nước năm 1911. Bỗng chốc, khi đến gần với cảng Bén Nghé – Đảo Kim Cương, con tàu quay đầu! Có lẽ chúng tôi quay về, hay là bắt đầu cuộc hành trình mới. Tôi nhìn những dề lục bình trôi lang thang mà lòng tưởng nhớ đến những chiến sĩ đặc công! Tôi nhìn cây cầu Sài Gòn yêu dấu – cây cầu then chốt của chiến dịch Hồ Chí Minh. Để rồi, tôi khâm phục, tự hào về vùng đất chinh chiến. Sài Gòn anh hùng! Tôi đi, để thấy, hiểu và thương, từ đó mà xây dựng trong tôi ý thức trách nhiệm. Là người Sài Gòn dù có bận rộn đến mấy cũng dành một góc nhỏ trái tim mình cho vùng đất mến thương. Để rồi giờ đây, trên hành trình trở về, tôi ngước đầu tìm lại Sài Gòn đô thị, có tòa nhà Landmark 81, có những tòa nhà nhấp nhô theo nhịp đập trái tim Sài Gòn. Sài Gòn vươn thôi! Sài Gòn trong tôi giờ đây là nhà, là ly cà phê, ổ bánh mì buổi sáng, là những trải nghiệm về vùng đất tôi yêu, ngỡ như đã hiểu, đã quen mà vẫn cứ mới qua mỗi góc nhìn!" Nguồn: Sở GD & ĐT TP.HCM
READ MORE
Hoàng Minh Châu 20/01/2021
READ MORE